17/01/2020 02:55
Bạn có dự định mở cửa hàng tạp hóa và đang tìm nhà phân phối với các sản phẩm chất lượng cùng mức giá cạnh tranh? Tuy nhiên, với nhiều nhà cung cấp cùng vô số mặt hàng hiện có trên thị trường, không phải lúc nào bạn cũng tìm được mặt hàng tốt, nhà cung cấp uy tín.
Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm tìm nhà cung cấp cho cửa hàng tạp hóa để có được mặt hàng được ưa chuộng với mức giá tốt.
1. Xác định mặt hàng được khách hàng yêu thích
Việc xác định không hề khó, bởi bạn có rất nhiều cách có thể kiểm chứng đâu là mặt hàng được khách mua nhiều. Ghé thăm một cửa hàng khác, chọn 1 vài mặt hàng và hỏi chủ quán đâu là mặt hàng được mua nhiều nhất trong các thương hiệu, cái nào dùng tốt, họ sẽ trả lời bạn. Hay đơn giản, để ý những người xung quanh mình, họ thường sử dụng các mặt hàng tiêu dùng từ nhãn hiệu nào, thương hiệu nào phổ biến hơn.
Từ việc xác định được mặt hàng được khách hàng yêu thích, hãy tìm kiếm nhà phân phối nguồn hàng đó. Mỗi mặt hàng nên chọn nhập từ 2 đến 3, 4 thương hiệu khác nhau để khách hàng có sự lựa chọn. Tất nhiên, bạn không thể mong muốn cửa hàng mình có đầy đủ sản phẩm từ các thương hiệu nếu chỉ với quy mô là 1 cửa hàng tạp hóa. Chủ shop khôn ngoan thường chỉ nhập vài thương hiệu phổ biến nhất, một về chất lượng, một về giá bán.
Ví dụ như khi nghĩ đến bột giặt, người ta nghĩ ngay đến Omo, mỳ tôm người ta nghĩ đến Hảo Hảo…
Một số loại mặt hàng mà cửa hàng tạp hóa không thể thiếu bao gồm:
+ Hàng tiêu dùng: hóa mỹ phẩm, thực phẩm đóng gói (mì tôm, bánh kẹo,…), gia vị
+ Thực phẩm khô và đông lạnh: miến, bánh mì, xúc xích, kem, sữa chua…
+ Đồ gia dụng có giá trị nhỏ: áo mưa, đũa, kéo,…
+ Nhóm hàng hóa như bỉm, băng vệ sinh, giấy vệ sinh…
+ Đồ dùng văn phòng phẩm: bút, vở, giấy…
+ Nhóm mặt hàng khác: thẻ cào điện thoại, sản phẩm chăm sóc sức khỏe (kem đánh răng, …)
2. Hãy lấy báo giá từ tối thiểu 5 nhà cung cấp
Lấy thông tin báo giá từ tối thiểu 5 nhà cung cấp. Đây chính là cách để bạn nhập được nguồn hàng với mức giá tốt nhất cho mỗi loại sản phẩm. Một nhà phân phối có thể cung cấp nhiều mặt hàng, có người bán mặt hàng này rẻ, mặt hàng kia đắt. Tuy nhiên, sau khi khảo giá bạn sẽ có bảng giá cụ thể cho mỗi loại sản phẩm, từ đó cân nhắc nên lựa chọn nhập từ ai để có hoa hồng cao nhất.
Thông thường, cửa hàng tạp hóa thường chia thành đại lý cấp 1, cấp 2 hay cấp 3… Nếu quy mô lớn, bạn có thể nhập hàng trực tiếp từ công ty sản xuất với số lượng lớn. Nếu không, bạn có thể nhập lại từ các đại lý cấp 1, hoặc từ nhân viên thị trường của các nhãn hàng phụ trách các khu vực. Với cách kể trên, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được hàng chục triệu đồng mỗi năm nếu tìm được nhà phân phối cung cấp mức giá tốt.
3. Lấy thông tin nhà phân phối hàng tạp hóa
Ngoài việc tìm kiếm thông tin trên google để lấy thông tin các nhà cung cấp, bạn có thể tham gia vào các hội nhóm chuyên tìm và phân phối nguồn hàng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo hội nhóm trên Facebook, Zalo hay trên các diễn đàn rao vặt.
Ngoài ra, với các mặt hàng thực phẩm khô, bạn có thể tìm nguồn nhập hàng tại các chợ đầu mối. Ngoài các sản phẩm đóng gói có thương hiệu như gia vị, hàng tiêu dùng thì những thực phẩm khô như miến, măng,…, bạn hoàn toàn tìm được nguồn hàng tốt với giá rẻ từ các chợ đầu mối.
Với kinh nghiệm tìm kiếm nhà phân phối mặt hàng tạp hóa, một số mặt hàng sẽ được nhân viên thị trường đến tận nơi chào bán (tới tận cửa hàng của bạn), bạn có thể dùng thử và nhập với số lượng ít để bán thử, không quên xin lại thông tin người chào bán để nhập hàng sau đó nếu sản phẩm bán chạy.
4. Lưu ý khi làm việc với nhiều nhà phân phối hàng tạp hóa
Khi nhập hàng từ nhiều nhà cung cấp, sẽ có một vài vấn đề thường xảy ra trong quá trình làm việc có thể gây nhầm lẫn như nhầm đơn hàng của nhà cung cấp này với nhà cung cấp khác, ghi sai mã hàng, số lượng nhập hay đơn giá, tính sai công nợ (số tiền đã trả và còn nợ nhà cung cấp)…
Để tình trạng trên không xảy ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Ghi rõ thông tin từng nhà cung cấp, những mặt hàng nào nhập từ nhà cung cấp đó để khi sản phẩm xảy ra vấn đề sẽ biết tìm đầu mối để đổi trả
+ Lưu lại hóa đơn, lịch sử mỗi lần nhập hàng và thanh toán
+ Với các mặt hàng có hạn sử dụng, cần lưu ý với nhà phân phối cung cấp những sản phẩm mới sản xuất, date dài (thời hạn sử dụng dài)
+ Quản lý công nợ của từng nhà cung cấp chính xác, rõ ràng, xác nhận lại với nhà phân phối sau mỗi đợt thanh toán
Nếu gặp phải những khó khăn khi thực hiện những công việc trên, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để giải quyết tất cả các vấn đề nêu trên. (Tham khảo phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa của Phần mềm Việt tại đây)
(Nguồn: TH internet)
Chia sẻ bài viết
Danh mục phần mềm
Vật liệu xây dựng
Vật tư nông nghiệp
Phương tiện vận tải, chành xe
In ấn - Quảng cáo
Bia, Nước ngọt, Gas
Kính cường lực, Kính xây dựng
Cầm đồ - Vàng
Điện tử - Điện máy
Nhà phân phối hàng tiêu dùng
Vật tư thiết bị điện nước
Thuốc tây - Thuốc thú y
Vật tư thiết bị y tế
Bán hàng siêu thị
Bán hàng tiêu dùng
Phần mềm quản lý gara ô tô
Chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề quản trị theo từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực cụ thể. Hãy chọn phần mềm bạn quan tâm, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế theo yêu cầu của bạn.
Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực
Đơn giản dễ sử dụng
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Cài đặt dễ dàng
Cập nhật tự động
Bảo mật
Hỗ trợ người dùng
Tối ưu hóa tài nguyên
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Cài đặt dễ dàng
Cập nhật tự động
Bảo mật
Hỗ trợ người dùng
Tối ưu hóa tài nguyên
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM VIỆT
Khám phá sự hiệu quả với Phần mềm Việt, chúng tôi sẵn sàng tùy chỉnh theo yêu cầu của bạn.
@2023 PHANMEMVIET. ALL RIGHTS RESERVED. PRODUCT BY MEKONGSOFT